top of page

KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHƯ THẾ NÀO TẠI JEAN PIAGET?

Ảnh của tác giả: Trường Tiểu học Jean Piaget Trường Tiểu học Jean Piaget

Tích luỹ lâu dài, đều đặn và toàn diện qua sự kết hợp của nhiều môn học, kỹ năng tư duy phản biện đã trở thành một trong những kỹ năng thế mạnh và quan trọng nhất tại Jean Piaget. Dù ở bất kỳ môi trường nào, cả các JPer và cựu JPer cũng luôn nhận được những đánh giá tích cực từ các thầy cô và các bố mẹ bởi lối tư duy sáng tạo, khác biệt thông qua cách thức giải quyết vấn đề thông minh và sâu sắc.

Hệ thống nội dung chương trình học chính khoá tại JP đã tối ưu khung chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo bằng cách dẫn dắt học sinh đi sâu vào việc tổng hợp, phân tích, lý giải thông tin và sử dụng những thông tin đã biết để đưa ra phán đoán cho những điều chưa biết. Trong giờ học, các bạn học sinh luôn được tạo cơ hội đặt câu hỏi và tự nói lên suy nghĩ, ý kiến của bản thân. Trước mỗi câu hỏi của JPers, các thầy cô đều có thể đặt ngược lại câu hỏi hoặc chia nhỏ câu hỏi để giúp các bạn nhỏ lật ngược lại vấn đề và tự tìm ra câu trả lời cho mình. Các bạn học sinh cũng luôn được khuyến khích thử tính đúng và sai trong mỗi câu trả lời để tăng cường năng lực tư duy phản biện.


Năng lực tư duy phản biện bao gồm các kỹ năng: Tư duy phân tích, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt để giao tiếp, giải quyết vấn đề trên nhiều góc độ, tư duy mở ngoài chiếc hộp và tư duy sáng tạo. Bởi vậy, năng lực tư duy phản biện của học sinh Jean Piaget được tích luỹ chủ yếu qua 3 nhóm phân môn: Logic - Ngôn ngữ - Xã hội.


📍 Nằm trong nhóm phân môn xây dựng năng lực tư duy logic, những dự án Toán học thực tiễn CCSS luôn được các bạn nhỏ yêu thích bởi những câu chuyện Toán học gần gũi và sinh động với thực tiễn. Việc nhập vai vào những người giải quyết vấn đề trong các dự án thực tế không chỉ giúp các bạn học sinh hiểu bản chất của Toán học, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ giữa các đại lượng mà còn rèn luyện tư duy kết nối dữ liệu và tư duy tổng hợp, loại trừ nhằm giúp các bạn hiểu sự gắn kết logic giữa các thông tin và hỗ trợ các bạn giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.



📍 Đối với nhóm phân môn ngôn ngữ, dưới tác dụng của hệ thống câu hỏi truy vấn từ cả giáo viên và học sinh, các JPer sẽ được học cách sử dụng ngôn ngữ thành thạo để diễn đạt những vấn đề phức tạp thành đơn giản và giải quyết các vấn đề trong mối liên quan lẫn nhau. Ngôn ngữ là công cụ sắc bén để tư duy hiệu quả, bằng cách làm chủ ngôn ngữ, các bạn học sinh JP đồng thời học cách làm chủ tư duy của bản thân.



📍 Nhóm phân môn xã hội của JP lại giúp các bạn nhỏ rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện thông qua việc nhìn nhận một vấn đề trên nhiều góc độ khác nhau. Ở JP, các bạn học sinh đã cùng nhau thảo luận, tranh luận và phản biện nhiều chủ đề đa dạng như: Góc nhìn đạo đức về câu chuyện của Mị Châu - Trọng Thuỷ, nhìn nhận về hành động Thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn,… Việc đứng trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá một vấn đề, sự kiện hay một quyết định nào đó vừa giúp các JPer thu nạp kiến thức vừa tăng mức độ thấu hiểu những kiến thức đã biết và củng cố cách lập luận sắc bén.




📍 Bên cạnh các nhóm phân môn, các JPer còn có thể thực hành kỹ năng tư duy phản biện tại các câu lạc bộ kỹ năng của trường như: CLB Kỹ năng tư duy, CLB Tranh biện, CLB Thuyết trình, CLB Hùng biện,… Tại đây, các bạn sẽ được làm quen với các kỹ năng quan sát, tổng hợp, so sánh và đối chiếu thông tin, biết cách đặt các sự vật hiện tượng theo thứ tự, trình tự và phân loại rõ ràng,… để phát triển khả năng tư duy nhạy bén.


Ở giai đoạn tiểu học, học sinh bắt đầu khám phá thế giới với những vấn đề và mối quan hệ rộng và sâu hơn. Bởi vậy, đây là thời kỳ quan trọng để trang bị tâm lý vững chắc cùng kiến thức và kỹ năng nền tảng giúp các bạn thêm vững vàng bước vào cuộc sống. Kỹ năng tư duy phản biện chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để các bạn học sinh hoàn thiện, phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, đặt giả thuyết, diễn đạt ý tưởng một cách tự tin và linh hoạt... và mở rộng góc nhìn về các vấn đề xã hội.


35 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Kommentare


bottom of page